Rau cải bắp hữu cơ (Brassica oleracea nhóm Capitata) là loại rau chủ lực trong họ Cải (còn gọi là họ Thập tự - Brassicaceae/Cruciferae),có xuất xứ từ vùng Địa Trung Hải. Nó là cây thân thảo, sống hai năm, và là một thực vật có hoa thuộc nhóm hai lá mầm với các lá tạo thành một cụm đặc hình gần như hình cầu.Là một loại rau hữu cơ rất dễ nhận biết,khó có thể nhầm lẫn
Mô tả
Cải cúc còn có tên gọi được sử dụng nhiều nhất là rau tần ô, là loại cây thân thảo, mọc thẳng đứng và có chiều cao trung bình từ 0.4 – 0.6m, một số cây có thể cao đến 1m. Lá cải có màu xanh lục, mềm và có hình dạng chẻ như lông chim và mọc so le nhau. Khi nở hoa thì ở mép ngoài của hoa có màu trắng nhạt, ở giữa có màu vàng sấm rất thơm.
Cải cúc bắt nguồn ở vùng Địa Trung Hải, rồi du nhập sang các nước châu Âu và châu Á. Ở Việt Nam, cải cúc được trồng nhiều ở các địa phương của miền Bắc, còn miền Nam thì chủ yếu được trồng ở Lâm Đồng.
Thành phần
Cải cúc là dược liệu có chứa tinh dầu, acid amin (asparagine acid glutamic, leucin, acid aspartic, prolin, alamin, valin, acid aminobutyric), herniarin, gossipitrin, quercimetrin, acid clorogenic, acid 3.5-di-cafeo, vitamin A, B, C,…
Công dụng
Thành phần trong cây cải cúc có chứa tinh dầu, axit amin, protid, glucid, lipid, vitamin A, B, C,... Theo Đông y thì cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát và hoàn toàn là lành tính sẽ mang đến nhiều công dụng tuyệt vời với sức khoẻ như:
Theo lương y Bùi Hồng Minh, cho biết vào những ngày lạnh, nếu ăn nhiều rau cải cúc sẽ giúp phòng tránh nhiều bệnh thường gặp vào mùa lạnh như giữ ấm cơ thể, tránh được cảm cúm,...
Tiêu sưng, lợi tiểu: Nhiều axit amin, chất béo, protein và nồng độ natri cao cùng kali và các khoáng chất khác có trong cải cúc sẽ giúp điều chỉnh sự trao đổi chất bên trong cơ thể và loại bỏ phù nề, lợi tiểu.
An thần, làm dịu các dây thần kinh não: Những người hay mắc bệnh tâm trạng lo lắng thì cải cúc sẽ là liều thuốc hữu hiệu bởi vì trong cải cúc giàu vitamin, axitamin, carotenoid. Ăn cải cúc hàng ngày sẽ giúp ổn định cảm xúc, bảo vệ não, phòng ngừa bệnh hay quên và các tác dụng khác.
Hạ huyết áp: Trong cải cúc có chứa những chất kiềm mật, chất diệp lục có tác dụng tốt cho các bệnh huyết áp, bổ não và những chất xơ tốt cho tiêu hóa, giảm cholesterol…
Ngăn ngừa táo bón, tốt cho hệ tiêu hoá: Rau cải cúc chứa nhiều chất dễ bay hơi, lượng chất xơ dồi dào làm thúc đẩy nhu động ruột, loại bỏ các chất độc hại trong đường ruột, từ đó mang lại tác dụng tốt trong việc phòng chống táo bón.
Làm đẹp, trẻ hóa làn da: Trong cải cúc chứa nhiều loại vitamin và các thành phần dưỡng chất giúp làm tăng sự đàn hồi cho da, tái sinh ra tế bào da mới nhanh chóng. Ăn cải cúc thường xuyên thì bạn sẽ có làn da tươi trẻ và sáng bóng hơn.
Thanh phổi tiêu đờm: Thành phần vitamin A trong cải cúc còn có tác dụng giúp chống nhiễm trùng hệ thống hô hấp, nhuận phổi, tiêu đờm. Ngoài ra, hương thơm của cải cúc còn có tác dụng làm giảm hen suyễn khá tốt.
Ngoài ra, cải cúc còn nhiều công dụng hữu ích khác như tốt cho mắt, trị đau đầu, chữa thiếu sữa sau sinh,...
Hướng dẫn sử dụng
Cải cúc là loại rau dinh dưỡng có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: Cải cúc nấu canh thịt, canh tôm, các món xào, hoặc dùng để nhúng lẩu ăn cũng rất ngon đấy nhé,...
Điều kiện bảo quản
Rau cải cúc được trồng vào vụ thu đông. Sau khoảng 30 ngày trồng có thể bắt đầu thu hoạch.
Bảo quản nơi khô mát hoặc trong ngăn mát tủ lạnh
Cải cúc hữu cơ được sản xuất tại khu nghiên cứu và sản xuất rau, củ, quả theo tiêu chuẩn hữu cơ áp dụng công nghệ cao của NVVFOODS
Cải cúc được sản xuất tại NVVFOODS theo tiêu chuẩn hữu cơ